Kiến thức cho mọi người

Triệu chứng và biến chứng của mỡ máu không phải ai cũng biết

Mỡ máu, hay còn gọi là lipid máu, là một nhóm chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và triglycerid. Mỡ máu có vai trò quan trọng trong cơ thể, như cung cấp năng lượng, duy trì cấu trúc tế bào và sản xuất hormone. Tuy nhiên, khi lượng mỡ máu vượt quá mức bình thường, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đột quỵ hay tiểu đường.

Cholesterol trong máu được chia thành hai loại: cholesterol "xấu" (LDL) và cholesterol "tốt" (HDL). LDL nếu quá cao sẽ làm tắc nghẽn động mạch, trong khi HDL giúp loại bỏ cholesterol dư thừa. Triglycerid là loại mỡ khác cũng có thể gia tăng khi ăn quá nhiều chất béo và đường.

Việc kiểm soát mức mỡ máu thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể thao và kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết để ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến mỡ máu cao.

Triệu chứng:

·       Không có triệu chứng rõ rang: Giai đoạn đầu của bệnh mỡ máu thường không có triệu chứng cụ thể , điều này làm cho nhiều người không nhận biết được mình mắc bệnh.

·       Khi bệnh chưa tiến triển sang giai đoạn cuối: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu , thở gấp, tim đập nhanh, đau tức ngực..

·       Khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối: Đau tim, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch…

·       Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ban vàng dưới da, thể hiện là các nốt phồng nhỏ, có bề mặt bóng loáng,màu vàng. Ban vàng dưới da có thể xuất hiện khắp cơ thẻ, kích thước lớn gây mất thẩm mỹ.


Biến chứng bệnh:

Ø Đây là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

Ø Gây bệnh viêm tụy

Viêm tụy là biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nguyên nhân do hoàm lượng triglyceide trong máu cao tác động gây sưng viêm tuyến tụy với các triệu chứng như : sốt , nôn đau bụng dữ dội , đi ngoài nhịp thở nhanh… Viêm tụy cấp diễn biến rất phức tạp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

 

Ø Tai biến mạch máu não

Cholesterol và Triglyceride trong máu cao ở bệnh nhân  máu nhiễm mỡ làm atawng nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm máu cung cấp đến não. Lâu dần lòng động mạch ngày càng thu hẹp, nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ não

Ø Bệnh tim mạch: Tăng cholesterol máu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch như đau đắt ngực và nhồi máu cơ tim.

Ø Bệnh về gan: một số người có thể phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không cần phải tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ

Ø Bệnh về mắt: Tăng cholesterol có thể gây ra các vấn đề về mắt như xỡ vữa.

Cách phòng ngừa

Ø Cao huyết áp: Tăng mỡ máu gây nên các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại , thành mạch kém đàn hồi làm tăng sức đề kháng lên lòng mạch máu. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu nuôi tim và đi khắp cơ thể , cơ thể buộc phải tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim , tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể .. dẫn đếncao huyết áp .Bên cạnh đó, tăng mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm cap huyết áp.

Ø Tiểu đường : Rối loạn mỡ máu làm tăng các chất béo tự do trong máu, làm chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, dẫn đến suy giảm bài tiết insulin, gây tăng đường huyết.

Ø Rối loạn mỡ máu kéo theo rối loạn chuyển hóa đường, đồng thời bệnh tiểu đường lâu dần cũng sẽ gây ra rối loạn mỡ máu. Vì vậy , hai bệnh này có thể liên quan với nhau rất chặt chẽ .

Ø Béo phì : bệnh béo phì làm tăng nồng độ Triglyceride và LDL – cholesterol làm giảm nồng độ HDL- cholesterol trong máu.

Khoảng 90% bệnh nhân béo phì, béo bụng, gặp rối loạn mỡ máu. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng hình thành và phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Do đó, việc phát hiện sớm rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân béo phì có thể giúp điều trị và dự phòng sớm những hậu quả do béo phì gây ra.

Kiểm soát mỡ máu

ü Lối sống hợp lý:

v Chế độ dinh dưỡng

v Vận động

v Bỏ thói quen có hại

1.    Chế độ ăn uống hợp lý , tập thể dục đều đặn, loại bỏ các thói quen có hại .. là những yếu tố ảnh hưởng tích cực, giúp giảm cholesterlol, kiểm soát rối loạn mỡ máu. Và đây là những yếu tố hoàn toàn có thể thay đổi được.

Chế độ dinh dưỡng:

Nên ăn:

·       Nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong  ngày ) để tăng chất xơ

·       Các loại ngũ cốc và những sản phẩm chế biến thô từ ngũ cốc (bánh mì, gạo, thô)

·       Uống sữa không béo

·       Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da

·       Cá: ít nhất 2 lần / tuần

·       Các loại đậu và các loại hạt ( số lượng hạn chế 4-5 lần / tuần)

·       Sử dụng dầu thực vật không bão hòa ( dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành) nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng

Nên hạn chế

·       Mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ, phủ tạng động vật ( gan, thận , óc, ) thịt vịt và ngỗng béo ( nuôi công nghiệp).

·       Sữa béo nguyên kem, các bơ động vật, dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa( dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân)

·       Lòng đỏ trứng, bơ, phomat béo, và các đồ chế biến từ chúng

·       Các loại đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo ( xúc xích, các đồ ăn chến rán , đồ ăn nhanh, bao gồm mì ăn liền)

Chế độ vận động

·       Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày

·       Tập đều đặn các ngày trong tuần

·       Tập đủ mạnh, vừa đủ ra mồ hôi

                                Bỏ thói quen có hại

·       Bỏ hút thuốc lá: thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đén quá trình hình thành xơ vữa động mạch mà còn ảnh hưởng đến rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường.

·       Hạn chế uống rượu bia và không nên uống quá nhiều

·       Giảm cân nặng đếu bạn đang thừa cân/ béo phì

·       Tránh căng thăng stress

Chuyên mục: Kiến thức y học, Kiến thức cho mọi người

Hỏi đáp

CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC LÀ GÌ

Như thế nào là chữa bệnh không dùng thuốc. ... Xem thêm

Liên hệ với chúng tôi

Địa chỉ: EMC, 27 Trần Duy Hưng, Trung hoà, Cầu giấy , Hà Nội
Hotline phone - Zalo : 0774218115

Email: suckhoedinhduong24@gmail.com

Website: https://www.suckhoe24.com.vn

Xem chi tiết